Branding là một khái niệm vô cùng ngắn gọn nhưng lại rất có chiều sâu khi đi vào tìm hiểu và phân tích. Có bao giờ chúng ta tự hỏi vì sao một thương hiệu đủ sức biến những người mua hàng lần đầu trở thành khách hàng trung thành, hay vì sao họ thuyết phục được những người vốn rất thờ ơ trở thành những “phát ngôn viên” tích cực của thương hiệu.
Bên cạnh đó, Branding còn được hiểu là chuỗi hành động đến từ cá nhân hoặc đội ngũ xây dựng thương hiệu để giúp khách hàng có đủ nhận thức về hình ảnh, vai trò và giá trị của thương hiệu đó.
Để trả lời được hai câu hỏi trên, hãy cùng SaigonTV tham khảo bài viết dưới đây để thật sự hiểu đúng và hiểu đủ về khái niệm Branding.
Sai lầm trong định nghĩa Branding
Khi chúng ta thao tác tìm kiếm cụm từ “branding là gì” ở trên Google, bạn sẽ nhận về được hơn bốn trăm nghìn kết quả xuất hiện chỉ trong vòng chưa đến 0,5 giây. Phần lớn trong số đó đều chỉ ra một hướng định nghĩa rằng, branding là một quá trình hoặc đường lối xây dựng chiến lược thương hiệu, giúp thương hiệu sớm tiếp cận và đẩy nhanh tốc độ thuyết phục hành vi khách hàng theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.
Nhưng nếu đúng là như thế thì tại sao chúng ta lại thường hay sử dụng cụm từ “làm branding” trong giao tiếp thương hiệu thường ngày? Phải chăng Branding chỉ đơn giản là làm chiến lược và sử dụng năng lực truyền thông thương hiệu để thay đổi nhận thức, cải thiện hành vi qua đó gia tăng sức mua của sản phẩm hoặc chọn sử dụng dịch vụ theo chiều hướng tích cực?
Khái niệm branding đến từ đâu
Branding bắt nguồn từ chữ “brand” trong ngôn ngữ Bắc Âu, giai đoạn cách mạng nông nghiệp của loài người, với ý nghĩa là “đốt cháy lên.” Họ đốt cỏ, rơm với mục đích khôi phục dinh dưỡng cho vụ mùa kế tiếp, đây được xem là một cách thức thể hiện quyền sở hữu sơ khai, thông báo tài sản của con người với nhau.
Có thể xem ngọn lửa ở thời này giống như tiền thân của logo thương hiệu trong thời hiện đại, nhưng branding không chỉ là nhìn vào thiết kế của logo mà phía sau đó là cả một chặng đường khai phá loạt cảm nhận tốt đẹp về thương hiệu – đến từ người tiêu dùng cuối hoặc nhóm đối tượng tiềm năng mà doanh nghiệp hướng đến.
Nếu như “brand” là một tập hợp các nhận thức tích cực của người tiêu dùng dành cho thương hiệu, thì “branding” sẽ là những hành động cụ thể để thu về những nhận thức đó.
Vì thế, “brand” là một danh từ trong khi “branding” sẽ là một động từ hoàn toàn có nghĩa. Thiết kế một logo thương hiệu cũng là làm branding, xây dựng tính cách và giọng nói thương hiệu cũng là làm branding, thậm chí xây dựng văn hoá ứng xử của đội ngũ nhân lực công ty cũng là một phần của branding thương hiệu.
Branding cũng cần có quy tắc
Sản phẩm dù có chất lượng tốt đến mấy thì cũng có vòng đời giới hạn, nhưng một thương hiệu được xây dựng bài bản và chuyên nghiệp thì sẽ tồn tại mãi mãi theo thời gian. Nền tảng của sự chuyên nghiệp trong branding chính là việc tuân thủ các nguyên tắc, mà phần lớn chúng sẽ xuất hiện trong Brand Guidelines của thương hiệu đó.
Lấy ví dụ cụ thể về phương thức tiếp cận và quảng bá thông tin sản phẩm hay dịch vụ đến nhóm khách hàng tiềm năng. Những người này thường xuyên theo dõi tin tức qua truyền hình, sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng truyền thống, hay có xu hướng cập nhật liên tục những tin tức mới nhất thông qua mạng xã hội và các kênh trực tuyến khác.
Nên nhớ rằng quy tắc chỉ có hai vế được sử dụng, được ứng dụng hoặc không được sử dụng, không được ứng dụng chứ không nên quá tham lam trong xây dựng hình ảnh và tiếng nói thương hiệu – dẫn đến nhiễu loãng thông tin và tạo ấn tượng không mấy tích cực trong mắt người tiêu dùng. Kết hợp thêm với phân tích và nghiên cứu thị trường, thương hiệu sẽ có góc nhìn trực quan nhất để chọn đầu tư vào số ít kênh thông tin chủ lực, thay vì đầu tư dàn trải nhưng chỉ để thu về hiệu ứng nhỏ giọt.
Bạn có đang tự mình branding mà không hề hay biết?
Nói đến khái niệm branding nhiều người sẽ ngay lập tức nghĩ đến một quy trình xây dựng thương hiệu bài bản và quy củ, hay những thương hiệu danh tiếng lừng lẫy trên thị trường trong và ngoài nước.
Tuy nhiên trên thực tế, mục tiêu tối thượng của branding vẫn là hình thành nhận thức và bất cứ một nhận thức nào đến từ phía những người xung quanh, dành cho hình ảnh thương hiệu hay thậm chí là hình ảnh cá nhân của mỗi người cũng đều là branding. Một tiệm tạp hoá cũng có thể làm branding và xây dựng hình ảnh thương hiệu bằng cách không bao giờ thối lại tiền rách cho người mua hàng, một giáo viên tiểu học cũng có thể làm branding và xây dựng hình ảnh cá nhân bằng cách luôn đến trường vào lớp đúng giờ.
Trong khi marketing chỉ đóng góp vào quá trình chuyển đổi khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thật sự, thì branding lại tạo ra một nền tảng bền vững hơn cho tương lai thương hiệu, kết nối khách hàng bằng cả lý trí lẫn cảm xúc, xây dựng lòng trung thành để như đã nói – marketing 0 đồng cho thương hiệu bằng việc tạo ra thói quen quảng bá truyền miệng.
Cùng theo dõi phần tiếp theo để cùng SaigonTV tìm hiểu về những nội dung xoay quanh câu hỏi Branding đóng góp được gì cho thành công thương hiệu? nhé!
Bài viết tham khảo từ: Vũ Digital