Chiến dịch Emotional Marketing thúc đẩy quá trình quyết định mua hàng: Khi hành vi mua sắm bị chi phối bởi cảm xúc

Thay vì sử dụng logic và lý luận, 95% người dùng có xu hướng đưa ra quyết định mua hàng dựa trên cảm xúc. Khi cảm xúc là yếu tố chính trong quá trình đưa ra quyết định của người dùng, đánh mạnh vào cảm giác này là cách các thương hiệu như P&G, Coca-Cola, Tide,… xây dựng kết nối sâu sắc hơn với người tiêu dùng tiềm năng và khuyến khích họ mua hàng.

Cùng SaigonTV khám phá những điều cần lưu ý khi thực hiện các chiến dịch Emotional Marketing thông qua bài viết này nhé.

Vì sao các chiến dịch Tiếp thị Cảm xúc lại hiệu quả?

Nhiều nghiên cứu cho thấy bộ não của con người thường xử lý suy nghĩ và đưa ra quyết định ở hai cấp độ. Cấp độ đầu tiên là cảm xúc. Tại đây, não xử lý thông tin một cách tự động và vô thức, đồng thời cung cấp phản hồi nhanh chóng mà hầu như không cần người dùng nỗ lực suy nghĩ. Đơn cử như khi phải lựa chọn giữa Pepsi và Coca-Cola, Burger King và McDonald’s,… người dùng sẽ tự “bật” lên câu trả lời dựa trên cảm xúc.

Cảm xúc Tích cực và Tiêu cực được ứng dụng trong Emotional Marketing
Cảm xúc Tích cực và Tiêu cực được ứng dụng trong Emotional Marketing. Ảnh: Wewin

Ngược lại, cấp độ thứ hai đòi hỏi thời gian nhiều hơn bởi con người cần đưa ra quyết định dựa trên lý trí và logic. Lúc này, Tiếp thị Cảm xúc (Emotional Marketing) trở thành một chiến lược hiệu quả để thương hiệu thúc đẩy quyết định mua hàng của người tiêu dùng nhờ khả năng tác động đến cấp độ thứ nhất của não bộ một cách nhanh chóng thông qua cảm xúc. Những phản ứng này đến từ trải nghiệm, cảm giác của người dùng khi họ sử dụng sản phẩm hoặc đọc tin tức liên quan đến nó.

Khi một người yêu thích thương hiệu A hơn B, không hẳn là do sản phẩm/dịch vụ của A tốt hơn mà là do thương hiệu này đã thực hiện các chiến dịch kết nối cảm xúc tốt hơn.

Cảm xúc nào sẽ khiến người dùng tương tác nhiều nhất?

Sau khi phân tích 10.000 bài viết được chia sẻ nhiều nhất trên các trang web, nghiên cứu của Buzzsumo và nhà tiếp thị Noah Kagan đã đúc kết được những cảm xúc có khả năng tác động nhiều nhất đến người dùng. Trong đó, nỗi sợ hãi chiếm 25%, niềm vui 17% và giải trí 15% là ba cảm xúc phổ biến nhất. Ngược lại, tức giận, buồn bã và bất ngờ chỉ chiếm từ 1 đến 6%.

Ngoài ra, hai nhà nghiên cứu tại Wharton cũng đào sâu hơn về các nội dung viral trên mạng xã hội để tìm ra điểm tương đồng của chúng. Từ đó, họ nhận thấy cảm xúc là yếu tố tác động đến tính phổ biến của nội dung. Cụ thể, những nội dung giúp người dùng giải trí, cảm thấy hài lòng hay những sự thật, dữ liệu gây sốc có khả năng được chia sẻ nhiều hơn.

Những cảm xúc phổ biến trong Emotional Marketing
Những cảm xúc phổ biến trong Emotional Marketing. Ảnh: Wewin

Bên cạnh đó, cùng một loại cảm xúc nhưng sắc độ khác nhau sẽ dẫn đến những cảm giác khác nhau. “Bánh xe cảm xúc” của Robert Plutchik cho thấy phạm vi của 8 cảm xúc chính: sợ hãi, bất ngờ, buồn bã, ghê tởm, tức giận, vui vẻ, tin tưởng và hy vọng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về Emotional MarketingSaigonTV muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích về marketing nói chung và hình thức Emotional Marketing nói riêng.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào cần được trả lời, vui lòng để lại bình luận hoặc nhắn tin cho SaigonTV để được giải đáp chi tiết nhé.

Theo Glints