Đạo diễn Đoàn Khoa bỏ mặc mọi định kiến: “Tôi quyết tâm làm đến cùng”

“Mình nói chuyện mình” khác với những vở kịch thường thấy, cốt truyện và kịch bản xuyên suốt kể về một thân phận hay vấn đề xã hội. Đạo diễn Đoàn Khoa đã dàn dựng theo hình thức mới lạ: đối thoại không có lời đáp. Trong đó, từng nhân vật tự thổ lộ về cuộc đời, số phận mình với đủ mọi cảm xúc trong cuộc sống: hỉ – nộ – ái – ố.

Đạo diễn Đoàn Khoa trong vở kịch “Mình kể chuyện mình” Ảnh: Blue Production

Thực tế, thời gian qua, để thích ứng với nhịp sống bình thường mới, hàng loạt chương trình nghệ thuật đã được dàn dựng và biểu diễn trên các nền tảng số, mở ra lối đi mới cho nghệ thuật sân khấu. Song, tương tự với nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác, sân khấu kịch – vốn đứng trước muôn vàn khó khăn và thử thách, có thể nói lĩnh vực sân khấu đang dần ít được quan tâm như trước, nhưng đâu đó vẫn còn những con người đang mang trong mình ngọn lửa đam mê, mong muốn thay đổi sứ mệnh.

Dù biết làm kịch thể nghiệm trong thời điểm sân khấu thành phố quen thuộc với dạng kịch sinh hoạt là liều lĩnh, nhưng vì sao anh vẫn chọn thể loại này làm dấu mốc để đánh dấu việc quay trở lại sân khấu?

Thật ra mà nói, chọn thì tôi không có chọn, tại vì tôi chỉ làm theo cái cảm xúc của mình thôi. Tôi làm một vở kịch thì đầu tiên có những yếu tố sau đây: thứ 1 là vấn đề tận tâm, thứ 2 là một cái kiểu kể chuyện mới ha, nếu mấy em nói đây là thể nghiệm hay gì thì hơi hơi to tát đối với tôi đó thì lúc mà tôi làm tôi không có nghĩ đến. 

Chúng tôi nghĩ tới một cái đề tài, chúng tôi nghĩ tới một cái vấn đề, sau đó tìm một cái cách thể hiện lạ tại sao nếu mà không tìm cái cách thể hiện lạ mình đi vô cái lối mòn thì tôi không thích. Tôi muốn những cái gì tôi làm có một hơi hướng mới, một cái hình thức mới, cho nên mới có công việc này, nói chung là chúng tôi thích cái ý tưởng trước sau đó tìm một cái hình thức thể hiện, nếu nói đây đây là cái dự định ban đầu mà chúng tôi hướng tới thì cũng không đúng hẳn hoàn toàn.

Được biết “Mình kể chuyện mình” là mối duyên giữa anh và diễn viên Hồng Ánh, anh có thể chia sẻ một chút về nguyên nhân vì sao khiến anh lại bắt tay thực hiện vở kịch này sau nhiều năm “ở ẩn” không?

Thật ra tôi với cô Hồng Ánh cũng không thân với nhau đến mức có thể thổ lộ nhiều thứ. Chúng tôi chỉ biết nhau và làm với nhau một số chương trình. 

Tôi rất trân quý cái tinh thần và tầm nhìn của Hồng Ánh. Có thể nói, dù trong tình hình sân khấu thuận lợi hay khó khăn thì Hồng Ánh vẫn đam mê và luôn có một cái tình yêu to lớn dành cho nó. Thứ hai, cô diễn viên này được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin mở, không bị ảnh hưởng khuôn khổ của một sân khấu riêng biệt nào. Đặc biệt hơn, Hồng Ánh còn tiếp xúc với nhiều loại sân khấu khác của nước ngoài. 

Diễn viên Hồng Ánh cùng đạo diễn Đoàn Khoa. Ảnh: Blue Productions

Tình cờ, trong một cuộc trao đổi thì cô ấy có nói với tôi là nếu mà một ngày nào đó tôi quay lại với sân khấu thì em sẵn sàng hỗ trợ và hợp tác nếu mà anh cảm thấy cần một người hay đơn vị sản xuất, tôi cũng đồng ý cho qua lẽ thôi. Từ cái tình yêu và đam mê nghề của Hồng Ánh, đã khiến tôi quyết định viết tiếp lửa nghề với kịch sân khấu.

Sau khi xem qua bản phác thảo những ý tưởng khởi đầu của tôi thì cô ấy đã rất thích nên chúng tôi quyết định thực hiện.

Điều gì khiến anh trăn trở nhất khi quyết định ra mắt vở kịch trong thời điểm hiện tại? Trong tình hình sân khấu đang có nhiều sự thay đổi, liệu đây có phải là thời gian thích hợp để anh quay lại với sân khấu?

Thật ra mà nói, tôi không có lạc quan về tình hình sân khấu hiện nay. Bởi vì tôi thấy những gì mà chúng tôi làm rất cực. Chúng tôi loay hoay và cũng rất đơn độc. Cho đến khi tình cờ tôi gặp cô Hồng Ánh. 

Khoảng vài tuần sau khi lên phác thảo, chúng tôi đã gặp nhau để trao đổi và lên những chi tiết cụ thể hơn cho vở kịch của mình.

Tôi khởi công ý tưởng của mình từ suy nghĩ trong đời sống, đa số chúng ta đều cô đơn. Và tệ hơn là chúng ta không có cách nào để giải tỏa được nỗi lòng. 

Cái vấn đề luôn gặp phải chính là chúng ta rất cần được lắng nghe nhưng lại thích lắng nghe người khác. Ở thế giới càng hiện đại thì người ta lại càng thu mình vào trong cái thế giới cô đơn nhiều hơn. Bởi vì, chúng ta luôn có những cái “lỗ đen” bên trong lòng mà không có cách nào giải tỏa được.

Cái mới nhất của cái đời sống hiện tại chính là mình sống song song với nhau, thỉnh thoảng mình có giao điểm với nhau nhưng mà mình không thấy nhau. Cái đời sống văn minh khiến cho tình thân, tính thực tế tối thiểu ngày càng mất dần. Chính vì vậy, chúng tôi hình thành “Mình kể chuyện mình”.

Các diễn viên đứng cùng nhau trên cùng sân khấu. Ảnh: Blue Productions

Các bạn có để ý là mình có thể nói một chuyện gì đó trên điện thoại hàng giờ với ai đó. Nếu mà tự ghi âm lại, hoặc tự kể lại thì rất vô nghĩa vì nó không mang một câu chuyện nào hết. Nhưng nội dung của cuộc hội thoại nó rất dài, thì chúng tôi thể hiện điều đó qua những nhân vật tạm thời mà chúng tôi chọn. Đồng thời, khắc họa nên nỗi lòng của những con người đang “sống” trong vở kịch. 

Từ cái phác thảo đó mà chúng tôi hình thành nên cách kể chuyện mới với bố cục hơi lập dị khi kịch có 2 hồi. Hồi 1 là tất cả các nhân vật nói rất nhiều, rất say sưa. Nhưng trái ngược hoàn toàn với phần đầu, ở hồi 2 thì gần như họ không nói gì cả. Ở hồi này, vở kịch diễn ra toàn bộ là những hành động không lời. Diễn biến câu chuyện được chuyển từ cực đoan này sang cực đoan khác. 

Cũng có thể gọi đây là kịch thể nghiệm bởi vì chúng tôi đang “thí nghiệm” một cách kể chuyện khác bằng một ngôn ngữ khác để kể lại hồi 2. Nếu như đã xem qua vở kịch, các bạn có thể dễ dàng nhận thấy sự khác nhau khi hồi 1 kể bằng một ngữ, hồi 2 lại được thể hiện bằng một ngôn ngữ khác.

Khi thực hiện vở kịch này, chúng tôi hoàn toàn không nghĩ đây là loại hình thể nghiệm, chỉ cố gắng hết sức để có thể diễn tả tốt nhất câu chuyện mà mình muốn truyền tải.

Anh có thể chia sẻ lý do vì sao lại chọn cách “giả định” các nhân vật để kể câu chuyện, kèm theo đó là yếu tố đối thoại. Liệu đây có phải là ý đồ anh muốn truyền tải đến cho các khán giả không? Đặc biệt là các khán giả, các thế hệ trẻ có niềm yêu thích lĩnh vực sân khấu?

Ở đây không phải là độc thoại, vì độc thoại là sẽ nói thật, là tiếng nói bên trong của mỗi người. Còn ở đây, nhân vật được xây dựng theo kiểu đối thoại nhưng với “người không có khuôn mặt”, đối thoại với khán giả hay với đối tượng nào đó mà họ tự nghĩ ra. Câu chuyện của một nhân vật rất lắt léo, đầy ẩn ý vì ở mỗi câu thoại chúng tôi luôn luôn gài gắm những chủ ý. Do đó, hình thức này vẫn được xem là đối thoại, chỉ là không có câu trả lời mà thôi.  

Mình cắt hết phần hỏi và đáp của một người nào đó thì chúng tôi có một tương tác, động tác ngầm, thì ai đó trong nhóm bạn của họ để họ kể câu chuyện đó.

Các diễn viên đứng cùng nhau trên cùng sân khấu. Ảnh: Blue Productions

Thú vị ở chỗ khán giả phải tìm được cái ý nghĩ của các diễn viên. Nhờ đó, nhân vật mới có thể sống động được. Nếu như đã xem qua kịch cổ điển, các bạn sẽ thấy độc thoại bởi vì đó là mảng tâm lý rất lớn. 

Cái mới nhất ở vở kịch này mà chúng tôi xây dựng chính là việc mở ra góc nhìn đặc biệt cho mỗi khán giả. Hiểu đơn giản hơn là khi bạn đặt máy quay phim cố định ở một vị trí mà chỉ có thể tập trung ghi hình người ngồi trực tiếp và hoàn toàn không có bất kỳ một người nào khác ở xung quanh hay đối diện xuất hiện vào khung cảnh này. 

Biết rõ thách thức và những rủi ro về mặt doanh thu mà một vở kịch thể nghiệm có thể đem lại? Động lực nào khiến anh bỏ mặc mọi khó khăn và quyết tâm thực hiện đến cùng? 

Phải nhắc đi nhắc lại câu chuyện tôi không hề lạc quan với tình hình sân khấu kịch hiện tại. Do đó, đây chính là vấn đề lớn nhất khiến cho tôi tạm ngưng làm sân khấu kịch trong một thời gian khá dài. Tạm ngưng với kịch, tôi chuyển sang làm sân khấu ở một cái dạng khác – sân khấu ca nhạc. Các bạn có thể dễ dàng thấy được, ca nhạc thì dễ hơn, bởi vì nó đa dạng, đa sắc màu và có những cái thủ thuật khác khiến người xem dễ coi hơn cái này. 

Tôi gặp Hồng Ánh là một người mê mà mê kỳ lạ, mê lắm. Nhờ đó cô ta thực hiện cái chương trình này, cũng là người đặt suất luôn. Hồng Ánh nói với tôi một câu này nè “tụi mình chơi”. Nghĩa là Hồng Ánh có một cái khoản để chúng tôi có thể thử nghiệm mà chấp nhận lỗ, chấp nhận tình trạng xấu nhất có thể xảy ra. Nhưng cô ấy có một cái vai hay, tôi có một cái tuồng hay và cái nhóm những người bạn thân thiết đã chơi với nhau bằng cái trò chơi này.

Tức là cô ta không sợ lỗ, cô ta chấp nhận, nghĩa là bù lỗ, cô ta tìm một cái nguồn tài chính nào đó để mà có thể hoàn tất công việc này. Nếu mà về vốn thì quá tốt, nếu mà không thì cũng không phải là một cái gánh nặng, thì nhờ cái tiêu chí đó, chúng tôi có thể vượt qua những cái lo lắng đó, thì trước mình cứ nghĩ vậy đi mình có thể là hay tối đa, rồi còn khán giả nhận như thế nào thì lúc đó mình tuỳ tính. 

Nếu khán giả giả định được tốt và khán giả sáng tạo được tiếp đó là khán giả tưởng tượng hơn điều chúng tôi nghĩ, chúng tôi quá tuyệt vời, chúng tôi suy sướng lắm, còn nếu khán giả không đón nhận thì không phải vì điều đó làm chúng tôi tổn thương. Yếu tố tài chính bị khống chế nhưng đã vượt qua ý tưởng đó cho nên chúng tôi thoải mái hơn  

Những suất diễn đã thành công có phải là minh chứng cho sự ủng hộ của khán giả đối với anh cùng với ekip?

Đây là trường hợp mà tôi và cả ekip đều không ngờ được. Đó chính là “cái lời” vì trên nguyên tắc thì chúng tôi chắc chắn không thể huề vốn trong những suất chiếu vừa qua. 

Tại vì để một vở kịch được diễn ra, không phải chỉ có một vài cái ghế trên sân khấu mà còn rất rất nhiều thứ xung quanh mà không thể nào diễn tả được. “Cái lời” mà tôi muốn nói đến ở đây chính là sự “sướng điên người” khi chấm dứt một vở diễn, khán giả đã không về. 

Người ta sẽ đến xem vở diễn như là việc đi ăn một cái đám cưới, đến trễ một xíu để đỡ kỳ hay muốn ra về sớm một chút để dễ dàng cho việc lấy xe. Những cái hình ảnh đó dễ sợ lắm. Nhưng thật may mắn là đối với Mình kể chuyện mình lại không xảy ra. Đối với những suất phải diễn liên tục, chúng tôi phải xin lỗi  vì không ở lại được và mong khán giả ra về để ekip chuẩn bị cho vở diễn sau. Việc giữ chân được khán giả đến “sau phút cuối cùng” là điều tuyệt vời mà chúng tôi không tưởng tượng được.

Tình cảm của khán giả dành cho chúng tôi là vô giá, trong cả sự nghiệp của mình thì tôi xem đây chính là điều mình cảm thấy sung sướng. Nó sung sướng hơn cả việc mang lại nhiều giá trị vật chất mà khán giả tặng – biếu – hoặc mình nhận được.

Trong vở kịch anh có nhắc đến 5 giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác. Không biết là anh có đang muốn lồng ghép gì vào thông điệp không hay chỉ đơn thuần là bộc lộ rõ những giác quan cảm xúc đặc trưng vốn có ở mỗi con người?

5 giác quan này là một yếu tố quan trọng trong vở “Mình kể chuyện mình”. Bởi vì, theo quan điểm của tôi, 5 giác quan này thường “không trung thực”. Có thể mình thích cái mùi hương này nhưng người khác lại không thích; hoặc là khi một ai đó chạm vào cơ thể mình, mình thấy thích nhưng cũng ở vị trí đó, một người khác chạm vào thì mình lại có nhiều “phản ứng”.

Có thể là hình ảnh về 5 người, mọi người đang khiêu vũ và đàn violin
Ảnh: Blue Productions

Trên thực tế, chúng ta nghĩ rằng 5 cái giác quan đó luôn có tính khách quan, nhưng mà không, nó luôn có một cái chủ quan nào đó. Mình đừng cãi nhau về gu, bởi vì mỗi người có một cái khẩu vị riêng. Chúng ta luôn nghĩ 5 giác quan này trung thực, và xem chúng như một quan tòa, nhưng thật ra lại không phải, mình hoàn toàn sử dụng chúng theo ý mình. Do đó, khi đời sống của mình xảy ra những va chạm, những khác biệt là tại vì 5 giác quan này.

Thông qua những điều này, chúng tôi xây dựng nên những câu chuyện khác nhau về một đề tài giống nhau nên là mình phải biết được cái chỗ để mà mình cân bằng. Vì những cảm nhận cực đoan gây ra những va chạm, mà trên nguyên tắc thì những cái va chạm này là không đáng có mà cũng không cần bàn.

Như thông điệp mà vở kịch chia sẻ là cuộc sống luôn có những va chạm và mình phải biết cách cân bằng. Vậy lần quay trở lại này, có gánh nặng vô hình nào khiến anh phải bận tâm không?

Có chứ. Đầu tiên có thể nhắc đến là khán giả đã từ lâu không còn thói quen đi xem kịch để suy ngẫm. Người ta xem chỉ với mục đích giải trí là chính. Đối với cái thế hệ trước, khi mà phương tiện giải trí không có nhiều và đặc biệt là không có Internet. Do đó, người ta sẽ xem phim một cách kỹ hơn, chi tiết hơn. Cũng có thể chịu đựng rất là lâu để xem một cái câu chuyện khó hiểu của vở kịch. Nhưng mà bây giờ thì không, Internet xuất hiện và nó mang lại rất nhiều điều tuyệt vời, cho mình một thế giới bao la nhưng lại quá “rộng”. Nghĩa là khi một đề tài hoặc một chi tiết nào đó hiện lên, người xem cảm thấy không hào hứng, người ta có thể lướt. Ngón tay người ta cứ lướt đi mà không tập trung vào một cái gì đó. 

Ví dụ cho các bạn dễ hình dung hơn, tôi từng nói với một người bạn Tây của tôi rằng nhạc Việt Nam hay lắm, chỉ với 5 chữ “đập gương xưa tìm bóng” – nghĩa là ngày xưa cái người mà tôi yêu đã hằng ngày soi mình vào trong tấm gương đó, nên bây giờ hãy cứ đập nó ra đi, biết đâu lại tìm được bóng hình của người xưa cũ. Chỉ với 5 chữ ngắn gọn nhưng lại mang đậm chất thi ca. 

Có thể là hình ảnh về 2 người
Ảnh: Blue Productions

Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, ngày nay, khán thính giả lại không chịu khó để nghe và lướt qua lỗ tai 5 cái chữ đó. Nghĩa là, người ta sẽ không thể thấy hình ảnh đẹp, không thể tìm thấy các ý thơ mộng của 5 chữ đó thì làm sao có thể coi các tác phẩm sâu sắc hơn được. 

Với tôi, kịch là sự phối hợp tuyệt vời của thính giác và thị giác. Tại vì sao, thính giác dùng để cảm nhận một cuộc chiến rất khủng khiếp, nhưng nó xảy ra trong cánh gà. Lấy bối cảnh một cuộc chiến tranh tàn khốc để làm minh chứng cho điều tôi sắp nói. Những âm thanh cuồng nộ, tiếng la hét, rồi người lính với thân hình xơ xác đẫm máu bò ra sân khấu,… Thông qua những thứ đó, thính giác đã cho chúng ta cảm nhận được sự tàn nhẫn của bối cảnh lúc đó rồi.

Còn bây giờ thì khán giả  quan niệm rằng “thấy mới tin”. Tức nghĩa là thị giác đã chiến thắng thính giác. Cho nên cũng trong bối cảnh đó, khán giả phải thấy hình ảnh đạn lạc, boom nổ, xác người nằm ngổn ngang,….  thì mới tin. Điều này khiến chúng tôi cảm thấy rất khó khăn khi khác giả đến với sân khấu.

Ngày nay, khi Internet phát triển, người ta bắt đầu mất thói quen tưởng tượng qua thính giác rồi. Chính vì vậy, khi xây dựng Mình kể chuyện mình tụi tôi không biết rằng nó đi theo kịp thời đại hay không, khán giả có đến để đón nhận cái mình làm hay không? Có thể với chúng tôi, vở kịch này rất là tuyệt vời, nhưng nếu khán giả không có thói quen đến sân khấu đó thì tụi tôi cũng thua. 

Có thể là hình ảnh về 1 người
Ảnh: Blue Productions

Vở kịch này như một món ăn, nếu như chất lượng món ăn ngon, trình bày đẹp mắt đến từng chi tiết. Song, thực khách lại không đón nhận, thì chúng tôi thua trắng. Do đó, chúng tôi áp lực rất là nhiều vì lo khi mình ngồi nói suốt bao nhiêu phút liệu khán giả có chịu khó nghe hay không? Chỉ cần một vài khán giả không tập trung, nói chuyện riêng là tự nhiên cả khán phòng sẽ ảnh hưởng theo sự lơ là đó và diễn viên dần mất sức hút trong mắt khán giả thì tụi tôi thua. 

Như mọi người đã nói đây là thể loại mới, tụi tôi cũng thấy đây là cách thể hiện mới, không giống những vở kịch trước đó thì liệu khán giả có chấp nhận phá vỡ các quy tắc cũ để đến với “cái đầu tiên” của chúng tôi hay không? 

Từ những áp lực đó, tôi muốn gửi lời cảm ơn diễn viên, họ là những người rất là giỏi. Mỗi người có những cái sức hút riêng, nên nhờ vào “cái riêng” đó đã làm cho “cái chung” của Mình kể chuyện mình sống động hơn và người ta tập trung hơn, mà nhờ cái tập trung đó chúng tôi dẫn dắt họ đi vào câu chuyện khác, đi vào vấn đề khác.

 Sâu bên trong ý nghĩa của “Mình kể chuyện mình” mang lại thông điệp gì cho cuộc sống ngày nay?

Tôi luôn đặt vấn đề cho vở kịch của mình và mong rằng khán giả mỗi lúc đến với chúng tôi đều có thể cảm thấy bản thân mình ở trong đó. Từ việc khán giả tìm thấy một viễn cảnh giống với đời sống của họ. 

Mình bị cuộc sống hiện đại cuốn vào “một mớ bòng bong” thì tại sao không tìm cách thoát ra, tìm một góc riêng để hít thở không khí. Tại sao mình phải lệ thuộc vào điện thoại, vào vật chất hay vào những cái vòng xoáy đó,… Liệu rằng, mình có thể bước ra khỏi những tiêu cực đó không?… Tôi hy vọng là mỗi khán giả sau khi xem xong vở kịch này sẽ tìm ra câu trả lời cho chính mình. 

Có thể là hình ảnh về 1 người
Ảnh: Blue Productions

Các bạn đừng hiểu lầm là tôi đang muốn dạy đời. Đơn giản hơn, hãy xem nó như việc đọc kinh, mỗi câu khuyên răn của Phật hay Chúa đều khiến các bạn có thể tìm thấy “cái riêng” cho mình. 

Sau một sự kiện tiêu cực của xã hội, chúng ta rất dễ để hòa đồng và chia sẻ với nhau. Song, người ta lại tiếp tục trở về cuộc sống bình thường đầy hỗn loạn và rối loạn. Tại sao chúng ta lại không giữ lại những khoảnh khắc đẹp nhất, nếu như sau mỗi cực đoan đó, chúng ta có thể mất mát, hy sinh một xíu nào đó thì mình nên  làm. Vì mình nên sống vì hạnh phúc.

Hạnh phúc đơn giản không phải làm được làm “ông này, bà nọ”. Hạnh phúc đơn giản chỉ là được làm những điều mình muốn. Những người xem có thể nhận thấy thông điệp đó và hiểu rằng mình sẽ được hạnh phúc nếu mình bỏ được một số thứ, nếu mình không tham lam, không “điên loạn”, không ham muốn,… thì cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn, đẹp đẽ hơn.

Đây chính là chìa khóa mà tôi muốn khán giả tự tìm thấy sau khi xem vở kịch Mình kể chuyện mình

 

Cảm ơn anh vì cuộc trò chuyện này!